Công nghệ xử lý nước thải nông nghiệp hiệu quả hiện nay

Bên cạnh nước thải công nghiệp, nước thải y tế thì nước thải nông nghiệp cũng đang là vấn đề được quan tâm. Để có thể hiểu rõ hơn về tác hại và làm sao để xử lý đúng cách nguồn nước thải này chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nước thải nông nghiệp là gì ?

Nước thải nông nghiệp là nguồn nước thải được sản sinh ra từ hoạt động sản xuất của người nông dân như chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, canh tác mà có chứa các loại hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón. Ngoài ra cũng có một số nước thải có nguồn gốc từ các nhà máy chế biến thực phẩm.


Nước thải nông nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Theo thống kê số liệu, hàng năm có hàng nghìn kilogram phân bón và lít thuốc trừ sâu chưa qua xử lý mà đã trực tiếp xả ra môi trường. Hậu quả của việc này dẫn đến việc làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước, đất và cũng như môi trường sống của con người. Bên cạnh đó nước thải phát sinh từ việc chăn nuôi cũng chiếm một lượng khá cao trong hàm lượng chất ô nhiễm là chất rắn lơ lửng, chấy hữu cơ có BOD, COD cao.

Các công nghệ xử lý nước thải nông nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu giải quyết tình trạng nước thải nông nghiệp mang lại môi trường sống an toàn cho sức khoẻ con người. Một số công nghệ phổ biến đang được áp dụng rộng rãi hiện nay :

Công nghệ MBBR

Là công nghệ xử lý nước thải nông nghiệp bằng phương pháp vi sinh hiếu khí với các giá thể bám dính lơ lửng. Cụ thể sẽ sử dụng vi sinh vật hiếu khí kết hợp giá thể đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể chủng vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh mẽ xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử. Tại lớp gần ngoài cùng thì chủng vi sinh thiếu khí phát triển mạnh sẽ khử Nitrat thành N2 thoát ra khỏi môi trường nước thải. Lớp bùn ngoài cùng là chủng vi sinh vật hiếu khí làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ, amoni trong nước thải. Đặc biệt là khả năng xử lý Nito cao – điều mà các bể sinh học hiếu khí thông thường không có được.


Sơ đồ công nghệ MBBR

Ưu điểm của công nghệ MBBR là phù hợp với các hệ thống có diện tích nhỏ, quy trình vận hành đơn giản, không phát sinh mùi. Nhất là hiệu quả xử lý hàm lượng BOD, COD cao gấp 1,5 – 2 lần so với bể sinh học hiếu khí bình thường và phân huỷ tốt các hợp chất khó phân huỷ

Công nghệ AAO

Công nghệ AAO hay còn gọi là công nghệ A2O được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật bản từ thế kỷ XX. Được ứng dụng cho với nước thải nông nghiệp có tỷ lệ BOD/COD > 0.5 và hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ cao. Công nghệ này có thể xử lý triệt để hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P. Với đặc điểm vận hành ổn định, dễ dàng, chi phí đầu tư ban đầu thấp thì công nghệ AAO hứa hẹn là một công nghệ xử lý nước thải ưu việt.

Ngoài ra, công nghệ này còn rất dễ di dời khi di chuyển nhà máy, trình độ tự động hoá cao. Nếu cần mở rộng quy mô, cần tăng công suất xử lý nước thải chỉ cần thiết kế thêm các modun hợp khối, không cần phải dỡ bỏ hoặc thay thế nên rất tiện lợi và được nhiều đơn vị áp dụng.

Công nghệ xử lý sinh học MBR

Công nghệ xử lý sinh học màng MBR sử dụng các màng lọc có kích thước lỗ màng <0.2 µm đặt trong bể sinh học hiếu khí để tiến hành loại bỏ các vi sinh vật, bùn vi sinh, cặn lơ lửng. Theo đó, trong bể Aerotank khí sẽ được cấp liên tục để giúp vi sinh vật duy trì sự sống, tăng trưởng và xử lý các chất hữu cơ. Bùn và các chất hữu cơ sản sinh trong quá trình này sẽ được giữ lại thông qua cơ chế màng sinh học.

Ưu điểm của công nghệ MBR là tiết kiệm được diện tích khi xây dựng, thời gian lưu nước thải ngắn, hiệu quả xử lý cao, nước thải đầu ra sẽ loại bỏ được triệt để các vi sinh vật có kích thước nhỏ, lượng bùn hoạt tính tăng. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành cao nên chỉ phù hợp với hệ thống xử lý nước thải có công suất lớn.

Tình hình nước thải nông nghiệp hiện nay

Nước thải nông nghiệp hiện nay đang được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Thực trạng nhức nhối nhất hiện nay là hàng năm vẫn đang có rất nhiều lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sâu, nước thải từ các hoạt động canh tác trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường.

Theo số liệu được thống kê, lượng phân bón sử dụng ước tính mỗi năm khoảng 70 nghìn kilogram nhưng hiệu suất sử dụng chỉ khoảng 40 – 60%. Còn lại hàng tấn phân bón không được sử dụng mà được đưa vào đất. Sau đó một phần còn lại được rửa trôi theo nước mặt do mưa, một phần được đưa ra nguồn nước mặt như các ao hồ, sông suối…


Tình trạng nước thải nông nghiệp ở nông thôn hiện nay

Bên cạnh đó, lượng thuốc bảo vệ thực vật và bao bì cũng là vấn đề nghiêm trọng khi chưa qua xử lý mà đã thải ra môi trường. Chúng không gây ô nhiễm nguồn nước mà còn làm đất đai chai cứng, giữ nước kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Một số khu vực đã tiến hành áp dụng phương pháp xử lý nước thải nông nghiệp bằng hầm sinh học nhưng mới chỉ chiếm được khoảng 5%.

Trên đây là những vấn đề, thực trạng và nguyên nhân giải thích tại sao nước thải nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy chúng ta cần có phương pháp thích hợp để tiến hành xử lý lượng nước thải khổng lồ này. Hi vọng với những thông tin FEC chia sẻ sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp cho mình.

 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Hotline tư vấn

 0356 541 516