Nước thải xi mạ gây ảnh hưởng thế nào đến môi trường

Ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển, trong đó ngành xi mạ đang từng ngày vươn lên rất nhanh. Nhưng đi đôi với sự phát triển đó thì hậu quả của nước thải xi mạ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Vậy cụ thể nước thải xi mạ gây ảnh hưởng thế nào đến môi trường sống của chúng ta, hãy cùng FEC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thông tin cơ bản về nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ là nguồn nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp có sử dụng công nghệ xi mạ. Đặc điểm của nguồn nước thải xi mạ có thành phần hết sức đa dạng như gồm các chất như : tẩy rửa bề mặt, kim loại nặng, độ PH của nước thải xi mạ giao động mạnh từ tính axit, trung tính đến bazo.

Nước thải của ngành xi mạ thường không phát sinh nhiều, nồng độ các chất hữu cơ khá thấp nhưng hàm lượng các kim loại nặng lại rất cao. Chúng được coi là độc chất tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lý hoá của nước, gây ra ảnh hưởng đáng lo ngại cho môi trường. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các đường ống dẫn nước, gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống rãnh, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi, canh tác nông nghiệp, làm thoái hoá đất do sự chảy tràn và thấm các chất tẩy rửa, kim loại nặng… của nước thải xi mạ. 


Nước thải xi mạ chứa hàm lượng kim loại rất cao

Nước thải xi mạ nếu không được xử lý đúng cách, qua thời gian tích tụ sẽ ảnh hưởng và tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng như viêm da, ung thư, viêm đường hô hấp…

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ đến môi trường như thế nào ?

Như đã nêu ở trên, nước thải xi mạ là loại nước thải có chứa nhiều kim loại nặng, vì thế nếu không được xử lý triệt để sẽ gây hại nghiêm trọng cho các sinh vật trong nước. Các loài sinh vật khi tiếp xúc hấp thu các kim loại nặng dù là lượng nhỏ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Có thể gây chết hàng loạt với các loại sinh vật phù du.

Nước thải ngấm vào đất, các mạch nước ngầm gây ảnh hưởng tới sự phát triển sinh sôi của thảm thực vật. Gián tiếp ảnh hưởng tới nguồn thức ăn của các loài sinh vật.

·        

·        


Nước thải xi mạ chưa qua xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Mặt khác với hàm lượng kim loại nặng cao sẽ gây tác dụng ăn mòn lớn tới đường ống dẫn nước. Nước thải xi mạ có đặc tính như là chứa rất nhiều kim loại nặng và các chất hóa học gây nguy hại cho môi trường. Ngoài những dung dịch hóa chất ngấm vào trong đất thì còn những hóa chất trong môi trường không khí cũng đều gây ảnh hưởng đến môi trường. Nếu con người chẳng may hít phải hóa chất này trong thời gian dài rất dễ gây ra các tình trạng như: buồn nôn, choáng váng, đau đầu…. Nặng hơn có thể gây ra tình trạng hôn mê và mất ý thức. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu thời gian tiếp xúc với hoá chất và các chất độc hại lâu dài có thể là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ung thư và đường hô hấp. Nước thải xi mạ chưa qua xử lý mà ngấm vào nguồn nước ngầm sẽ gây ra một số bệnh về đường ruột cho con người như bệnh kiết lị, bệnh tả ….thậm chí là một số bệnh dịch khác nguy hiểm. Tích tụ dần dần và gây ảnh hưởng từ từ làm giảm tuổi thọ của con người.

Nước thải xi mạ ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học vì những kim loại nặng như Cr6+, Zn2+, Ni… axit, kiềm có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật có trong quá trình xử lý.

Đặc trưng của nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ có chứa nhiều kim loại nặng

Điểm đặc trương của nước thải được tạo ra từ quá trình sản xuất xi mạ chính là thành phần của loại nước thải này có chứa rất nhiều các kim loại nặng. Mà chính các kim loại nặng này lại gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường xung quanh. Tác động về lâu dài, sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau này. Nếu không được xử lý đúng cách các ion kim loại thải ra sẽ không thể phân hủy và chúng sẽ tồn tại và tích tụ lại trong đất và nước ở ngoài thiên nhiên.



Nước thải xi mạ có đặc trưng riêng so với các loại nước thải khác

Hàm lượng các chất độc hại trong nước thải xi mạ có thể gây hại các loại sinh vật phù du trong môi trường thủy sinh. Là mối nguy hại cho con người. Đây cũng được gọi là quá trình hình thành các chất độc hại bắt nguồn từ nước thải xi mạ. Gây ô nhiễm môi trường và kéo theo nhiều hệ lụy về sau.

Nước thải xi mạ nên được tách làm 3 dòng riêng biệt đó là :

- Dung dịch thải đậm đặc từ các bể nhúng hay bể ngâm.

- Nước thải từ các hoạt động rửa các thiết bị có các hàm lượng chất bẩn trung bình như dầu mỡ, các muối kim loại và xà phòng…

- Nước thải có thể pha loãng. 

Nước thải xi mạ có nồng độ pH thay đổi khá đa dạng

Nước thải xi mạ có sự đa dạng về nồng độ pH, cụ thể là dao động trong khoảng từ 2-3 (tính axit) tới khoảng 10-11 (tính kiềm). Có chứa các loại muối vô cơ cùng kim loại nặng có nồng độ cao. Các kim loại phổ biến tồn tại trong nước thải như là: đồng, kẽm, crom…. Sự xuất hiện của các loại kim loại này là từ quá trình sản xuất xi mạ. Chỉ số BOD, COD của nước thải loại này khá thấp và dường như không thuộc thành phần cần xử lý. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Hotline tư vấn

 0356 541 516