Quy trình xử lý nước thải cao su

Cao su được du nhập vào Việt Nam năm 1897. Hiện nay, cao su được coi là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước ta. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành này thì việc xử lý nước thải cao su vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu. Hãy cùng FEC tìm hiểu xem nước thải cao su sẽ được xử lý như thế nào nhé !

Đặc điểm của nước thải cao su

Cao su thuộc dạng anken, có cấu trúc cao các phân tử với một lượng lớn các nối đôi. Phân tử cơ bản là isoprene poplymer, thành phần chủ yếu là cao su và nước… Để chế biến được 1 tấn sản phẩm cao su thì phải thải ra ngoài môi trường khoảng 18m3 nước thải. Phần lớn nước thải cao su được phát sinh từ công đoạn sản xuất mủ nước ( chiếm 70% ) 

Nước thải cao su thường sẽ có pH thấp, giao động trong khoảng 4.2 đến 5.2 do việc sử dụng acid để làm đông tụ mủ cao su, có lúc pH lại rất cao khoảng 9-11 nếu nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ ly tâm. Các hạt cao su tồn tại ở các dạng như dạng huyền phù phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep, trong quá trình rửa bồn chứa, nước tách từ mủ ly tâm… thi các hạt cao su thường tồn tại ở dạng nhủ tương và keo.

Trong nước thải cao su còn có chứa lượng lớn protein hòa tan, acid fomic (dùng trong đánh đông) và N-NH3 (dùng trong kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải cũng rất cao có thể lên đến 15000 mg/l.

Đặc trưng của nước thải cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi được phát sinh từ quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác nhau như CH4, H2S,… Nên việc xử lý nước thải cao su vẫn luôn được chú trọng.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su 

  • Thu thập và loại bỏ các loại rác

Nước thải từ nhà máy được đưa đến bể thu gom, các rác thải, tạp chất lớn được loại bỏ bằng các thiết bị chắn rác.

  • Lắng mủ

Nước thải sau khi đã được loại bỏ rác và được đưa đến bể gạn mủ. Ở đây, bông mủ lơ lửng trong nước thải đượct tách ra và loại bỏ. Quá trình này giúp nước thải được làm sạch trước khi tiếp tục các bước xử lý tiếp theo.

  • Bể keo tụ

Nước thải sau khi đã lắng mủ có chứa các hạt rắn như các hạt cao su chưa kết bông hoàn toàn. Nước thải này tiếp tục được đưa vào bể keo tụ, trong đó phèn và polymer được sử dụng để tạo thành các cặn bã, giảm đi hàm lượng chất lơ lửng và cặn trong nước thải.

Độ pH trong bể cũng đã được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học.

  • Bể sinh học kỵ khí UASB

Nước thải sau khi đã được xử lý hoá lý được đưa vào bể sinh học kỵ khí UASB. Ở đây, nước thải được đưa từ dưới bể lên và xáo trộn cơ khí để tạo môi trường phản ứng giữa nước thải và vi sinh vật. Quá trình này sẽ giúp loại bỏ được các chất hữu cơ và có thể đạt hiệu suất xử lý BOD và COD cao. Bùn vi sinh hình thành trong quá trình này sau đó được đến bể lắng.

  • Bể Aerotank  

Nước thải sau khi qua bể UASB thì được chuyển đến bể Aerotank. Tại đây, hệ thống sục khí giúp bùn hoạt tính phát triển và phản ứng oxy hoá diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Quá trình này tiếp tục làm sạch nước thải và tiếp tục loại bỏ các chất ô nhiễm.

  • Bể lắng 2 và ép bùn

Nước thải sau khi đi qua bể Aerotank được đưa tới bể lắng 2. Bùn thải tại bể lắng 2 sau đó được đưa vào máy ép bùn, một phần được đưa trở lại bể sinh học để tiếp tục duy trì quá trình xử lý.

Sau đó, nước thải sẽ được dẫn qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Hóa chất thường được sử dụng đó là các hợp chất Clo. Nước thải sẽ đi qua cột lọc áp lực để xử lý triệt để các chất rắn lơ lửng. Cuối cùng, nước thải sau khi được xử lý sẽ được thải ra môi trường hoặc tận dụng lại.

Nước thải cao su gây ảnh hưởng thế nào tới môi trường ?

Nước thải cao su có thời gian lưu từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại nhà máy, và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nếu nước thải cao su không được xử lý mà xả ra nguồn tiếp nhận.


Nếu nước thải cao su không được xử lý đúng cách, khi xả trực tiếp ra môi trường, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước cho sinh hoạt và sản xuất. Các chất ô nhiễm trong nước thải có thể gây tổn hại cho sức khỏe của con người khi sử dụng. Bên cạnh đó cũng có thể làm chậm quá trình phát triển của động vật dưới nước, gây ảnh hưởng đến hệ thực vật sống ở trong nước. Điều này có thể dẫn đến việc phá huỷ hệ sinh thái, gây mất cân bằng môi trường tự nhiên.

Nồng độ Nitơ và photpho trong nước thải cao su trước xử lý thường rất cao, dễ dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hóa, làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước, gia tăng sự phát triển của các loại tảo và tạo ra hiện tượng khói nâu hoặc màu nước đục.  

Với phát triển nhanh chóng và tác động của ngành công nghiệp cao su đối với môi trường, việc xử lý nước thải cao su trở nên cấp bách để đảm bảo sự bền vững cho cả môi trường và sức khoẻ cộng đồng. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Hotline tư vấn

 0356 541 516